Đau mắt đỏ ở trẻ em nhỏ thuốc gì

Đau mắt đỏ ở trẻ em nhỏ thuốc gì hãy cùng ungthuphoi tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, hay còn gọi là viêm kết mạc mắt, là tình trạng viêm và sưng huyết của màng nhầy bao phủ nhãn cầu do vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập. Bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm nhưng thường bùng phát mạnh mẽ từ mùa Hè đến cuối Thu. Trẻ em có thói quen vệ sinh mắt không đúng cách, hệ miễn dịch yếu, hay tiếp xúc với người mắc bệnh đau mắt đỏ hoặc sống trong các khu vực dịch là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, TP.HCM ghi nhận có 71.000 trường hợp đau mắt đỏ. Số ca mắc bệnh này có nguy cơ lây nhiễm cao hơn 3 – 4 lần so với năm trước và đã tạo thành dịch bệnh tại nhiều tỉnh thành như Bình Phước, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng,… Tại các bệnh viện mắt TP.HCM và các bệnh viện Nhi đồng I, Nhi đồng II, III và IV, số lượng bệnh nhân đến khám do đau mắt đỏ đã tăng cao, trong đó 50% là trẻ em.
Đau mắt đỏ ở trẻ em nhỏ thuốc gì
Đau mắt đỏ ở trẻ em nhỏ thuốc gì

Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, hay còn gọi là viêm kết mạc mắt, là tình trạng viêm và sưng huyết của màng nhầy bao phủ nhãn cầu do vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập. Bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm nhưng thường bùng phát mạnh mẽ từ mùa Hè đến cuối Thu. Trẻ em có thói quen vệ sinh mắt không đúng cách, hệ miễn dịch yếu, hay tiếp xúc với người mắc bệnh đau mắt đỏ hoặc sống trong các khu vực dịch là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, TP.HCM ghi nhận có 71.000 trường hợp đau mắt đỏ. Số ca mắc bệnh này có nguy cơ lây nhiễm cao hơn 3 – 4 lần so với năm trước và đã tạo thành dịch bệnh tại nhiều tỉnh thành như Bình Phước, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng,… Tại các bệnh viện mắt TP.HCM và các bệnh viện Nhi đồng I, Nhi đồng II, III và IV, số lượng bệnh nhân đến khám do đau mắt đỏ đã tăng cao, trong đó 50% là trẻ em.Bệnh đau mắt đỏ có thể là kết quả của vi khuẩn, virus hoặc các phản ứng dị ứng, kích ứng với thành phần của thuốc nhỏ mắt, bụi bẩn, hoặc phấn hoa. Theo kết quả nghiên cứu từ các đợt dịch trong đầu năm 2023 của Sở Y tế TP.HCM, phần lớn trẻ bị đau mắt đỏ do siêu vi, trong đó Enterovirus và Adenovirus là phổ biến nhất. Đau mắt đỏ do Enterovirus chiếm tỷ lệ 86% tổng số ca bệnh, dễ lây nhiễm và có nguy cơ gây bệnh mãn tính cao. Ngoài ra, các chủng virus khác như Herpes simplex virus, Coronavirus, Varicella zoster virus cũng có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ. Các trường hợp nhiễm bệnh do virus thường có biểu hiện ngứa mắt, chảy nước mắt, mắt tiết dịch loãng, có nang kết dưới mí mắt và có thể có hạch trước tai. Bệnh thường kéo dài từ 14 – 30 ngày.
Bên cạnh đó, đau mắt đỏ do vi khuẩn thường liên quan đến các bệnh lý như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn. Các loại vi khuẩn thường gặp là Staphylococcus aureus, Chlamydia, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis, Pseudomonas aeruginosa, Neisseria gonorrhoeae,… Đối với đau mắt đỏ do vi khuẩn, bệnh thường không kéo dài quá 14 ngày với các triệu chứng như có vật thể lạ trong mắt, cộm mắt, mờ mắt vào buổi sáng, chảy mủ và có thể xuất hiện u nhú kết mạc, sưng hạch bạch huyết trước mang tai ở một số trường hợp hiếm gặp.
Đáng lưu ý, đau mắt đỏ lan nhanh, có thể lây lan ngay trước khi bệnh có biểu hiện bên ngoài và kéo dài đến 3 ngày sau khi khỏi bệnh. Con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, ghèn mắt, mũi hoặc miệng của người bệnh – nơi vi khuẩn, virus gây bệnh đau mắt đỏ có thể tích tụ. Việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân, thuốc nhỏ mắt hoặc bơi chung hồ bơi với người bị bệnh cũng có thể dẫn đến lây nhiễm bệnh.

Đau mắt đỏ ở trẻ em nhỏ thuốc gì

Các loại thuốc không kê đơn:
Thuốc nhỏ mắt:
– Sử dụng thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0,9% cho bé. Mỗi lần nhỏ 2 giọt vào mỗi mắt để làm mềm phần ghèn dính trên mắt khi bé mới ngủ dậy, đồng thời ngăn ngừa khô mắt và loại bỏ virus trong mắt.
– Lưu ý nhỏ thuốc thường xuyên, khoảng 2 giờ 1 lần.
Thuốc nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng:
– Sử dụng các loại thuốc chứa vitamin A, vitamin D trong vòng 10 ngày, sau đó nghỉ. Có thể kết hợp vitamin C và vitamin B2 dưới dạng viên uống. Trong trường hợp bé không khỏi sau thời gian dùng thuốc này, có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa vitamin B và chondroitin hoặc các loại thuốc nhỏ mắt chứa vitamin A, E, B6.
Các loại thuốc do bác sĩ kê đơn:
Thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh:
– Các loại thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh như Cloramphenicol, tobramycin, moxifloxacin, ofloxacin, neomycin chỉ được sử dụng tối đa 7 ngày. Sau 7 ngày này, nếu chưa hết bệnh, cần sử dụng thuốc khác. Ngày dùng 4-6 lần để phòng tránh vi khuẩn gây viêm loét giác mạc.
Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid:
– Các loại thuốc nhỏ mắt chứa corticoid như Dexamethason, hydrocortison, fluoromethason, prednisolon có tác dụng kháng viêm, hạn chế chảy dịch nhầy và chống mờ mắt. Ngày nên nhỏ 4-6 lần, không sử dụng quá 10 ngày và không dùng khi có viêm loét giác mạc.
Nước mắt nhân tạo:
– Có tác dụng hút và giữ nước, duy trì độ ẩm trên bề mặt nhãn cầu, tăng độ nhầy và ngăn ngừa khô mắt. Chỉ nên sử dụng khi cảm thấy mắt bị khô, không dùng liên tục nhiều ngày. Chỉ nhỏ thường xuyên 5-6 lần trong trường hợp viêm kết mạc nặng.
Lưu ý, cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý sử dụng các phương pháp điều trị không được kê đơn.
Thông tin cần tư vấn truy cập ungthuphoi để được hỗ trợ.