Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng hãy cùng ungthuphoi tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé

Ung thư buồng trứng là gì?

Buồng trứng là một cơ quan sinh sản của phụ nữ, mỗi phụ nữ có hai buồng trứng nằm trong khung chậu, có kích thước tương đương một hạt đậu.
Chức năng chính của buồng trứng là sản xuất trứng tham gia vào quá trình thụ tinh và tiết ra các hormone nữ như estrogen và progesterone. Hai loại hormone này ảnh hưởng đến phát triển cơ thể phụ nữ và liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và thai kỳ.
K buồng trứng là một khối u ác tính bắt nguồn từ một hoặc cả hai buồng trứng. Các tế bào ung thư là các tế bào bất thường không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể và có thể xâm lấn và phá hủy các mô và cơ quan xung quanh. Chúng cũng có thể di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể và gây ra ung thư thứ phát.
Các dạng K buồng trứng bao gồm:
– Ung thư biểu mô buồng trứng: Phát triển từ các tế bào trên bề mặt của buồng trứng, là loại ung thư phổ biến nhất.
– Ung thư tế bào gốc: Bắt nguồn từ các tế bào sản xuất trứng, là loại ung thư ít gặp hơn ung thư biểu mô.
– K buồng trứng nâng đỡ: Phát triển từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng, cũng là loại ung thư ít gặp.
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng

Nguyên nhân gây K buồng trứng

Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra K buồng trứng vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa các yếu tố sau đây với nguy cơ mắc K buồng trứng:
1. Tiền sử gia đình: Có quan hệ huyết thống như mẹ, chị em ruột mắc K buồng trứng, ung thư vú, hay ung thư đại tràng có thể làm tăng nguy cơ mắc K buồng trứng.
2. Tiền sử bản thân: Phụ nữ có tiền sử mắc ung thư vú và ung thư đại tràng có nguy cơ mắc K buồng trứng cao hơn.
3. Tuổi: Nguy cơ mắc K buồng trứng tăng cao theo tuổi, đặc biệt là sau độ tuổi 50 và tăng cao hơn ở những người trên 60 tuổi.
4. Mang thai và sinh con: Phụ nữ đã từng mang thai và sinh con có nguy cơ thấp hơn so với những người chưa từng sinh con. Đồng thời, số lượng con sinh ra càng nhiều thì nguy cơ mắc K buồng trứng càng thấp.
5. Sử dụng thuốc kích thích phóng noãn: Việc sử dụng thuốc kích thích phóng noãn có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc K buồng trứng. Tuy nhiên, điều này vẫn đang được nghiên cứu.
6. Điều trị hormon thay thế: Sử dụng hormon thay thế sau khi mãn kinh có thể tăng nguy cơ mắc K buồng trứng.
7. Bột talc: Phụ nữ sử dụng bột talc nhiều ở vùng cơ quan sinh dục có nguy cơ cao hơn mắc K buồng trứng.

Dấu hiệu của bệnh 

Bệnh K buồng trứng thường không có các triệu chứng hay dấu hiệu sớm và thường chỉ biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, có thể nhận thấy các dấu hiệu sớm của bệnh bao gồm:
– Cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng dưới.
– Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
– Thường xuyên đi tiểu do áp lực đè ép vào bàng quang.
– Ăn kém, cảm giác đầy bụng sau khi ăn ít.
– Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
– Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh, thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
– Đau khi quan hệ tình dục.

Các giai đoạn phát triển K buồng trứng

Các giai đoạn phát triển của K buồng trứng được chia thành 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1
Trong giai đoạn này, khối u bị giới hạn trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và không lan sang các cơ quan khác.
– 1A: Ung thư chỉ nằm trong một buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.
– 1B: Ung thư đã lan ra cả buồng trứng hoặc ống dẫn trứng nhưng không xa hơn.
– 1C: Ung thư vẫn nằm trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng nhưng đã phá vỡ bề mặt của buồng trứng để lan ra bên ngoài.
Giai đoạn 2
Trong giai đoạn này, tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng tới các cơ quan trong khung chậu.
– 2A: Có thể lan tới tử cung hoặc ống dẫn trứng.
– 2B: Khi ung thư đã phát triển đến các cơ quan lân cận khác như đại tràng, bàng quang hoặc trực tràng.
Thông tin cần tư vấn truy cập ungthuphoi để được hỗ trợ.