Ung thư phế quản giai đoạn 4 triệu chứng là gì hãy cùng ungthuphoi giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé
Ung thư phổi giai đoạn 4 là gì?
Khoảng 40% bệnh nhân mắc ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn 4. Liệu ung thư phổi giai đoạn 4 có phải là giai đoạn cuối không? Câu trả lời là ĐÚNG. Đây là giai đoạn cuối của ung thư phổi với nhiều triệu chứng rõ rệt khiến bệnh nhân phải đi khám và phát hiện bệnh. Lúc này, khối u không chỉ ở phổi mà có thể đã lan tới các cơ quan khác của cơ thể như xương, não hoặc gan. Đặc điểm của khối u cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị cũng như tiên lượng sống.
Ung thư phổi giai đoạn 4 được chia thành hai phần là 4A và 4B. Chi tiết như sau:
– Giai đoạn 4A là tình trạng mà ung thư hiện diện ở cả hai phổi, khối u có thể nằm trong màng phủ của phổi hoặc màng phủ của tim, hoặc có chất lỏng xung quanh phổi hoặc tim chứa tế bào ung thư (gọi là tràn dịch màng phổi hoặc tràn dịch màng tim). Ung thư đã lan ra bên ngoài ngực đến một hạch bạch huyết hoặc đến một cơ quan khác như gan hoặc xương.
– Giai đoạn 4B nghĩa là ung thư đã lan rộng đến một hoặc nhiều cơ quan khác trong cơ thể, không gần phổi, ví dụ như não, tuyến thượng thận, thận, gan, các hạch bạch huyết ở xa hoặc xương.
Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 4
Các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 4 cũng có thể khác nhau tùy theo vị trí mà ung thư phổi đã di căn trong cơ thể. Nếu ung thư phổi đã di căn đến các vùng khác của cơ thể, có thể xuất hiện nhiều triệu chứng, bao gồm:
- Vàng da hoặc vàng mắt (di căn gan)
- Cảm giác đau trong xương (di căn xương)
- Sưng hạch bạch huyết quanh cổ hoặc xương đòn (di căn hạch)
- Các vấn đề về hệ thần kinh như đau đầu, các vấn đề về thăng bằng, co giật, chóng mặt, yếu cơ hoặc tê ở tay hoặc chân (di căn não)
Các triệu chứng này kết hợp với các triệu chứng ung thư phổi đặc trưng bao gồm: ho dai dẳng, đau ngực, khó thở, khàn giọng và ho ra máu.
Ung thư phổi giai đoạn 4 có chữa được không?
Mục tiêu trong việc điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 là chủ yếu là để kéo dài tuổi thọ và giảm đi các triệu chứng khó chịu mà bệnh nhân gặp phải, thay vì có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Ung thư phổi giai đoạn cuối thường được phân thành hai loại dựa vào mức độ lan toả của khối u đến các cơ quan khác trong cơ thể. Khả năng điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 còn phụ thuộc vào mức độ di căn của khối u. Ung thư có thể lan rộng đến hầu hết các bộ phận khác của cơ thể như não, xương, gan và tuyến thượng thận.
Hơn nữa, biến đổi gen cụ thể trong khối u của ung thư phổi có thể thay đổi từng trường hợp, và điều này ảnh hưởng đến khả năng điều trị. Có những trường hợp ung thư giai đoạn 4 có các biến đổi gen cụ thể như ALK, ROS1, EGFR… và chúng có khả năng phản ứng tốt với các loại thuốc đích.
Ngoài ra, độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe ban đầu của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối cũng có ảnh hưởng đến tiên lượng và hiệu quả của quá trình điều trị. Thường thì người trẻ hơn có khả năng sống lâu hơn và đáp ứng tốt hơn với điều trị hơn người cao tuổi. Nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tại thời điểm phát hiện bệnh còn tốt, khả năng điều trị thành công cũng cao hơn so với trường hợp sức khỏe yếu đuối.
Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4
Chăm sóc giảm nhẹ không nhằm mục tiêu chữa khỏi ung thư, nhưng lại giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 thường trải qua nhiều cảm giác đau đớn do áp lực từ khối u, di căn tới các cơ quan khác, và do tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị. Vì vậy, việc kết hợp chăm sóc giảm nhẹ cùng với các liệu pháp điều trị ung thư là hết sức quan trọng ở giai đoạn này.
Khi khối u phổi lớn hơn và tạo áp lực lên đường dẫn khí, bệnh nhân có thể gặp khó thở và nhiều vấn đề về hô hấp. Bác sĩ có thể sử dụng một ống làm bằng kim loại hoặc silicon, gọi là stent, để đặt vào đường dẫn khí ở phổi, giúp cải thiện tình trạng này.
So với 10 năm trước, có nhiều lựa chọn điều trị hơn cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4. Các bác sĩ sẽ thảo luận và giới thiệu các tùy chọn điều trị cho bệnh nhân, hướng dẫn kiểm tra xem liệu họ có đủ điều kiện để sử dụng một loại liệu pháp cụ thể, sau đó cùng với bệnh nhân đưa ra quyết định về phương pháp điều trị.