Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 hãy cùng ungthuphoi tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé
Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 là gì?
Ung thư buồng trứng ở giai đoạn I được định nghĩa là sự xuất hiện của tế bào ung thư tại vị trí cụ thể trong buồng trứng, nhưng chưa lan rộng sang các cơ quan lân cận và không có dấu hiệu của sự lan truyền xa. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng hoặc triệu chứng mơ hồ, thường được phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc các chương trình tầm soát ung thư. Phương pháp điều trị chính ở giai đoạn này là phẫu thuật, và một số trường hợp có nguy cơ cao có thể được điều trị bổ sung bằng hóa trị sau khi phẫu thuật.
Triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn I
Các dấu hiệu của ung thư buồng trứng ở giai đoạn I thường không rõ ràng, mơ hồ, và có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Do các triệu chứng không điển hình, nhiều bệnh nhân thường không nhận biết và không đi kiểm tra sức khỏe sớm. Điều này dẫn đến việc nhiều trường hợp chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong điều trị và có tiên lượng sống kém.
Có một số dấu hiệu có thể xuất hiện ở bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng, bao gồm:
– Triệu chứng toàn thân như sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, chán ăn, mệt mỏi, và không cảm thấy ngon miệng.
– Cổ trướng.
– Đau vùng bụng-chậu, có thể là các cơn đau thoáng qua hoặc liên tục.
– Ra máu bất thường.
– Rối loạn tiêu hóa như táo bón.
– Triệu chứng tiết niệu như tiểu nhiều lần, tiểu khó.
– Triệu chứng gợi ý về di căn xa như đau nhức ở lưng (di căn xương), đau ngực và khó thở (di căn phổi).
“Khi bạn cảm thấy đau bụng, chướng bụng, thấy kích thước vòng bụng tăng, chán ăn, có ra máu bất thường, đặc biệt khi có tiền sử gia đình về ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú, bạn cần nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm tầm soát,”
Ung thư buồng trứng giai đoạn I sống được bao lâu?
Theo các nghiên cứu, tỷ lệ điều trị thành công của ung thư buồng trứng ở giai đoạn I có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 25% người bệnh được phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm.
Nếu ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng sống trên 5 năm có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, kết quả điều trị có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, tình trạng sức khỏe, các bệnh lý đi kèm, phân loại giải phẫu bệnh, và nhiều yếu tố khác. Do đó, tiên lượng sống trên 5 năm của người bệnh ung thư buồng trứng không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh mà còn là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác.
Theo thống kê từ SEER 2011-2017, tỷ lệ sống còn sau 5 năm cho ung thư buồng trứng theo loại giải phẫu bệnh như sau:
– Ung thư biểu mô buồng trứng: 49%
– Các khối u tế bào mầm buồng trứng: 93%
– Các khối u mô đệm buồng trứng: 90%
Tuy vậy, việc dự đoán được thời gian sống của người bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn I chỉ là một ước lượng và chỉ mang tính chất tham khảo.
Chuẩn đoán và điều trị bệnh
Cách chẩn đoán ung thư buồng trứng ở giai đoạn I bao gồm một số phương pháp sau:
1. Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thăm khám bệnh nhân để khai thác thông tin tiền sử cá nhân và gia đình, và tìm kiếm các dấu hiệu nghi ngờ. Các triệu chứng thường không rõ ràng và có thể bao gồm đau tức bụng, bụng trướng, đau tức ngực kèm khó thở, khối ổ bụng, và triệu chứng tắc ruột như đau bụng, nôn buồn nôn, bí trung-đại tiện.
2. Siêu âm: Sử dụng siêu âm qua ngả âm đạo và siêu âm ổ bụng để phát hiện các khối u bất thường và tổn thương nghi ngờ.
3. Chẩn đoán hình ảnh và y học hạt nhân: Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm hình ảnh như cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính để đánh giá tính chất của khối u, mức độ xâm lấn, và di căn.
4. Nội soi đường tiêu hóa: Nếu cần, nội soi đường tiêu hóa có thể được thực hiện để kiểm tra các triệu chứng bệnh lý lan tràn trong ổ bụng và phân biệt u buồng trứng nguyên phát hay di căn từ các vị trí khác.
5. Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu như CA-125, AFP, bêta-hCG có thể được thực hiện để đánh giá dấu ấn sinh học của khối u và hỗ trợ chẩn đoán.
6. Sinh thiết trong mổ: Sinh thiết có thể được thực hiện trong quá trình phẫu thuật để lấy mẫu bệnh phẩm từ khối u và các tổn thương nghi ngờ khác để đánh giá tức thì.
Sau khi chẩn đoán, điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn I thường bao gồm:
– Phẫu thuật: Phẫu thuật được thực hiện để khẳng định chẩn đoán, đánh giá mức độ xâm lấn của khối u và loại bỏ toàn bộ hoặc một phần của khối u.
– Hóa trị: Hóa trị có thể được sử dụng như một phần của điều trị bổ sung, đặc biệt đối với những trường hợp ung thư buồng trứng giai đoạn IC hoặc những trường hợp tồn dư khối u sau phẫu thuật.
Sau điều trị, người bệnh cần được quản lý theo dõi định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ tái phát nào và điều trị kịp thời. Xét nghiệm di truyền cũng có thể được thực hiện để đánh giá các gen nguy cơ cao liên quan đến bệnh sinh của ung thư buồng trứng.