Ung thư dạ dày di căn là hiện tượng bên cạnh sự phát triển của khối u thì các tế bào ung thư còn có thể di chuyển và lan rộng sang các hạch bạch huyết, các mô và các cơ quan lân cận và ở xa dạ dày.
Ung thư dạ dày di căn hạch
Các hạch bạch huyết gần dạ dày chính là vị trí đầu tiên xuất hiện tình trạng di căn của các tế bào ung thư Tùy theo từng giai đoạn của ung thư mà số lượng hạch bạch huyết có tế bào ung thư ít (1 hoặc 2 hạch) hay nhiều (từ 7 đến 15 hạch).
Tế bào ung thư dạ dày có thể di căn qua 4 nhóm hạch chính thường hội tụ ở ống ngực và thân tạng là: Hạch tụy, lách; Hạch vị trái; Hạch cạnh tâm vị; Hạch trên và dưới môn vị.
Một số dấu hiệu ung thư di căn sang hạch có thể phát hiện được mà bạn cần lưu ý như: Ngứa cổ, ho dai dẳng về ban đêm, khó chịu khi nuốt đồ ăn. Khi ăn cảm thấy buồn nôn, chán ăn, đau cổ; Có thể có những nốt hạch có kích thước lớn ở dưới xương hàm hoặc cổ họng, mang tai; Hạch cứng di chuyển xung quanh, không cố đinh và ấn vào không đau tuy nhiên có thể vỡ và gây loét; Có thể sốt cao trên 39 độ C, mất nước không rõ nguyên nhân.
Do sự phức tạp của khối u di căn mà các phương pháp điều trị ung thư di căn sang hạch còn ít. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật cắt bỏ hạch hoặc kết hợp các phương pháp trên nếu cần thiết.
Đối với những trường hợp diễn biến nặng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp như truyền hóa chất, hóa trị… để giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ung thư dạ dày di căn sang hạch bạch huyết tuy không gây ra biến chứng gì nguy hiểm, nhưng hệ thống bạch huyết lại chính là một trong những con đường giúp cho tế bào ung thư có thể di căn đến các vị trí xa dạ dày hơn.
Ngoài ra, việc xác định kích thước khối u và tình trạng di căn của tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết cũng giúp cho các bác sĩ trong việc đánh giá bệnh ung thư dạ dày đang ở giai đoạn nào và từ đó có phương án điều trị đúng.
Ung thư dạ dày di căn hạch thường ở các giai đoạn từ 1 đến 4, do vậy khi di căn sang hạch thì tùy theo từng giai đoạn mà thời gian sống có thể là khác nhau.
Ung thư dạ dày di căn gan
Ung thư dạ dày di căn gan là tình trạng di căn phổ biến nhất. Nguyên nhân có thể do gan là tạng gần với dạ dày nhất, khối u ăn sâu qua thành dạ dày, tiếp xúc với gan và làm cho gan xuất hiện các tế bào ung thư tương tự hoặc có thể là do sự lây lan các tế bào ung thư qua mạng lưới bạch huyết gần gan và dạ dày.
Theo nhiều thống kê thì tỉ lệ ung thư di căn qua gan chiếm 48% trong tổng số các bệnh nhân ung thư di căn.
Ung thư di căn gan thường xảy ra vào giai đoạn cuối của ung thư, hình thành nên các khối u thứ phát hay còn gọi là ung thư gan thứ phát.
Ngoài một số triệu chứng như đại tiện phân đen, buồn nôn, ăn không ngon, nhai nuốt khó khăn, ung thư di căn gan còn có một số triệu chứng khác như chướng bụng, nôn ra máu, bề mặt gan lổn nhổn, cứng, vàng da, vàng mắt, sốt cao, đổ mồ hôi, nước tiểu có màu lạ, đau vai phải, vùng bụng phải trên rốn, sút cân không rõ nguyên nhân.
Điều trị ung thư dạ dày di căn gan cần phải có sự thăm khám cụ thể của bác sĩ để xác định được kích thước khối u, độ lan rộng cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của cơ thể để có biện pháp điều trị cụ thể.
Một số biện pháp thường sử dụng trong ung thư di căn gan là:
Phẫu thuật cắt bỏ khối u: đây là phương pháp đầu tiên được dùng để cắt bỏ phần dạ dày hoặc phần cơ quan ở gan đã di căn.
Hóa trị: thu nhỏ khối u bằng cách dùng thuốc uống trực tiếp hoặc tiêm thuốc, áp dụng cho các bệnh nhân có sức khỏe yếu hoặc duy trì sự sống ở bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng.
Xạ trị: tiêu diệt khối u bằng tia bức xạ có năng lượng cao.
Thuyên tắc mạch gan: nhằm ngăn chặn mạch máu nuôi tế bào ung thư đồng thời tiêu diệt chúng bằng chất phóng xạ, hóa chất…
Ung thư dạ dày di căn tụy
Tương tự như gan, tụy cũng là một cơ quan gần với dạ dày, vì thế tỉ lệ di căn của tế bào ung thư sang các tụy là rất cao.
Nguyên nhân di căn sang tụy có thể do sự xâm lấn tự nhiên của tế bào ung thư hoặc do tai biến trong phẫu thuật cắt bỏ khối u dạ dày. Theo đó, trong quá trình phẫu thuật, một vài tế bào ung thư có thể rơi vào cơ quan này và phát triển thành khối u thứ phát. Từ khối u thứ phát ở tụy, tế bào ung thư có thể sẽ di căn sang cả phúc mạc bụng.
Ung thư dạ dày di căn phúc mạc
Phúc mạc là màng thanh mạc lớn nhất của cơ thể, nó có nhiệm vụ bao bọc các cơ quan ở trong ổ bụng và đáy chậu. Tuy nhiên, phúc mạc rất dễ bị tổn thương nhất là khi xảy ra va chạm mạnh, bản thân phúc mạc cũng dễ bị xâm lấn khi ung thư giai đoạn cuối là do phúc mạc rất gần với dạ dày.
Theo nhiều thống kê thì tỉ lệ ung thư dạ dày di căn phúc mạc chiếm khoảng 32%.
Nguyên nhân chính gây ra ung thư di căn phúc mạc là do tai biến trong phẫu thuật, đó là lý do vì sao nhiều người bệnh khi thực hiện phẫu thuật có thể chữa khỏi nhưng sau một thời gian lại dễ tái phát. Để xác định di căn phúc mạc ở bệnh nhân cần đi khám cụ thể ở bác sĩ để làm 1 số xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm dịch ổ bụng: nếu dịch phúc mạc tiết ra có màu vàng hoặc dính máu hoặc có khoảng 25% virus ung thư trong dịch ổ bụng hoặc dịch ổ bụng có chỉ số LDH cao thì có bệnh nhân đã di căn sang phúc mạc.
- Sinh hóa máu: Nồng độ Calci và LDH máu tăng cao.
- Chụp cắt lớp vi tính: phương pháp này có thể đánh giá được tình trạng cổ rướng, thâm nhập phúc mạc của virus …
- Soi ổ bụng: phương pháp này có thể soi được hình ảnh phúc mạc đã bị xâm lẫn bởi tế bào ung thư hay chưa nhờ đánh giá mức độ tổn thương phúc mạc, xác định vị trí phúc mạc bị xâm lẫn, sinh thiết phúc mạc… Nếu phúc mạc có hiện tượng xuất huyết, nhiều huyết quản, nổi nhiều hạt màu trắng đục, phúc mạc dày cứng, sần sùi thì có thể kết luận ung thư của bệnh nhân đã di căn phúc mạc.
Các biện pháp phát hiện ung thư dạ dày di căn phúc mạc ở giai đoạn cuối hầu hết là để nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đau cũng như kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân bằng các biện pháp hóa trị, xạ trị, dùng thuốc giảm đau…
Để hạn chế tình trạng di căn người bệnh nên thực hiện những điều sau:
- Nên theo dõi tình trạng dạ dày thường xuyên, đi khám bác sĩ sớm ngay khi thấy có những dấu hiệu bệnh lý bất thường để điều trị kịp thời.
- Phải tuân thủ tuyệt đối lộ trình điều trị cũng như lịch tái khám của bác sĩ để theo dõi bệnh tình một cách chính xác nhất và phòng tránh được những chuyển biến xấu của bệnh.
- Thiết lập cho bản thân một chế độ Ăn uống khoa học: hạn chế các thực phẩm gây hại cho dạ dày.
- Giữ cho bản thân luôn có tinh thần lạc quan, không nên suy sụp từ bỏ chán nản khi phát hiện ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày di căn phổi
Dù phổi là cơ quan ở xa dạ dày, nhưng đáy phổi trái lại khá gần với dạ dày nhờ vậy việc di căn của các tế bào ung thư đến phổi có thể xảy ra ngay từ giai đoạn 3 của bệnh.
Ung thư di căn phối thường xảy ra cùng với ung thư di căn gan với tỉ lệ khoảng 15%.
Ung thư dạ dày di căn xương
Ở giai đoạn cuối của ung thư dạ dày có thế xảy ra tình trạng di căn sang xương. Các tế bào ung thư nhờ hệ thống bạch huyết đã đi đến các mô xương và hình thành khối u tại đây, gây ra nhiều cơn đau đớn.
Tỉ lệ ung thư di căn xương chiếm khoảng 12% với các triệu chứng điển hình như: Yếu xương, xương có thể bị gãy do bệnh lý, tổn thương tiêu xương; Tình trạng đau xương ở mức độ nặng, có thể thấy được hạch ngoại vi; Người bệnh cảm thấy chán ăn do calci trong máu tăng cao, cơ thể mệt mỏi, táo bón, có thể bị nôn; Di căn cột sống do khối u chèn ép rễ thần kinh, tủy sống; Cơ thể thiếu máu do tủy xương tổn thương, có thể bị xuất huyết do suy giảm tiểu cầu, nhiễm trùng cơ hội do suy giảm sức đề kháng; Sụt cân không rõ nguyên nhân, suy nhược cơ thể; X-quang thấy ổ tiêu xương, nếu xương bị tổn thương rõ rệt khi chụp x-quang thì người bệnh đã chuyển sang ung thư giai đoạn cuối.
Nếu không may xác định ung thư di căn xương, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bằng biện pháp như giảm đau do ung thư, điều trị tăng calci máu, nâng cao sức đề kháng, làm chậm quá trình hoại tử xương… Cụ thể như sau:
- Điều trị tăng calci máu: truyền các loại thuốc như NaCl 0,9%, calcitonin, corticoid hay các thuốc biphosphonat qua tĩnh mạch trung tâm để làm giảm lượng Calci trong máu.
- Điều trị thiếu máu: truyền khối hồng cầu, tiêm erythropoietin để tăng lượng máu trong cơ thể với liều lượng 2000-4000 UI/ngày (3 ngày/tuần)
- Giảm đau ung thư do biện pháp điều trị hoặc khối u bằng thuốc chống viêm không steroid, hoặc các thuốc giảm đau opioid như codein, morphin. Tuyệt đối không sử dụng steroid.
- Làm chậm, ngăn chặn quá trình tiêu xương nhờ xạ trị, thuốc, chất phóng xạ hoặc các phương pháp quang động học, các thuốc kháng cathepsin K (chống hủy xương).
Các vị trí có thể di căn khác:
Ngoài các vị trí ung thư dạ dày có thể di căn như bên trên thì tế bào ung thưcó thể di căn sang các vị trí khác như ung thư di căn buồng trứng – khối u Krukenberg (đối với nữ), tuyến tiền liệt (đối với nam), não, túi mật… nhưng có tỉ lệ thấp hơn.
Tham khảo thêm tại https://nhathuocaz.com.vn hoặc https://nhathuochapu.vn https://ungthuphoi.com.vn