Số ca mắc COVID-19 trên cả nước đang gia tăng trong thời gian gần đây, theo đó, việc điều trị F0 tại nhà cũng gia tăng ở nhiều địa phương.Do đó câu hỏi ” khi bị covid nên làm gì cho nhanh khỏi tại nhà” đang rất được nhiều người quan tâm đến, chúng ta hãy cùng nhau giải đáp.
1. F0 nào được điều trị tại nhà?
Theo “Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà” ban hành kèm theo Quyết định 261/QĐ-BYT của Bộ Y tế, những người bệnh mắc COVID-19 có thể được quản lý, điều trị tại nhà nếu họ đáp ứng được các điều kiện sau dưới đây:
– Người mắc bệnh COVID-19 (xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 bằng cách xét nghiệm real-time RT-PCR hoặc là xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng nào; hoặc có các triệu chứng lâm sàng nhẹ và vừa như sốt, ho khan, đau họng, ngạt mũi, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, sổ mũi, mất khứu giác, mất vị giác;
– Người mắc COVID-19 thường không có biểu hiện viêm phổi, thiếu oxy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; cũng không có tiếng thở bất thường như rên rỉ, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè hay thở rít khi hít vào.
– Người bệnh mắc COVID-19 không có bệnh nền, hoặc trường hợp có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
Đồng thời, người mắc bệnh COVID-19 điều trị tại nhà có thể tự chăm sóc bản thân mình như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh và cũng có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe của mình dưới sự hướng dẫn của các nhân viên y tế; Thường xuyên giao tiếp với các nhân viên y tế để được theo dõi và giám sát khi có trường hợp khẩn cấp: Có khả năng giao tiếp và luôn có sẵn các phương tiện liên lạc như điện thoại hoặc máy tính…
Bộ Y tế lưu ý các trường hợp người mắc COVID-19 không thể tự chăm sóc bản thân mình thì gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng được các yêu cầu trên.
2. Những việc khi bị covid cần làm gì để nhanh khỏi bệnh
Theo Hướng dẫn quản lý người bệnh mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế,thì cơ sở quản lý sức khỏe người mắc COVID-19 hướng dẫn những người mắc COVID-19 tự theo dõi sức khỏe và điền vào phiếu theo dõi. Tình hình sức khỏe của người mắc COVID-19 tại nhà như sau:
Thời gian: Ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu và điều trị.
Nội dung:
– Các chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có điều kiện).
– Triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho có đờm, ớn lạnh/khởi lở, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở gấp hoặc khó thở, đau ngực dai dẳng, buồn ngủ hoặc lú lẫn;
– Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ bắp…
3. Điều trị tại nhà F0 theo dõi nhịp thở như thế nào?
F0 đang điều trị tại nhà có thể tự theo dõi nhịp thở để phát hiện sớm những bất thường. Theo đó,
Đối với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút; Đối với trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút;
Trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút cần báo ngay cho cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu… để cấp cứu, chuyển viện kịp thời:
Bộ Y tế lưu ý, ở trẻ em, cần đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên, không quấy khóc.
4. Danh mục các loại thuốc điều trị ngoại trú F0 tại nhà
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bao gồm các loại thuốc sau
– Về các thuốc hạ sốt, giảm đau
Paracetamol:
Đối với trẻ nhỏ: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống theo các trọng lượng là 80 mg, 100 mg, 150 mg hoặc 250 mg;
Đối với người lớn: dùng viên nén 250 mg hoặc 500 mg.
– Về Thuốc kháng virus: chọn một trong các loại thuốc sau dưới đây
Favipiravir hàm lượng 200 mg, 400 mg (viên nén).
Molnupiravir hàm lượng 200 mg, 400 mg (viên nén).
– Về Thuốc uống chống viêm Corticoid: Thuốc này không dùng được cho người mắc COVID-19, buộc phải có chỉ định của bác sĩ theo quy định của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành. chỉ quy định dùng để điều trị một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh mắc COVID-19. Chọn một trong các loại thuốc sau:
Dexamethasone 0,5 mg (viên nén).
Methylprednisolon 16 mg (viên nén).
– Thuốc chống đông đường uống: Thuốc không dùng được cho người mắc COVID-19 mà phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ được kê đơn. điều trị một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Chọn một trong các loại thuốc sau:
Rivaroxaban hàm lượng 10 mg (viên nén).
Apixaban hàm lượng 2,5 mg (viên nén).
5. Khi bị covid nên ăn gì cho nhanh khỏi ?
5.1.F0 nên ăn gì để đủ đạm?
Bệnh nhân mắc COVID-19 cần cung cấp đủ lượng protein để ngăn ngừa mất cơ và duy trì các chức năng trao đổi chất. Mất cơ có thể dẫn đến tình trạng suy nhược, mệt mỏi và không có khả năng thực hiện được các hoạt động hàng ngày. Sự thiếu hụt protein cũng liên quan đến chức năng hệ thống miễn dịch bị suy yếu và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và kéo dài thời gian phục hồi.
Cố gắng bao gồm một phần thực phẩm giàu protein trong mỗi bữa ăn. Người ăn chay có thể bổ sung 2-3 khẩu phần/ngày các loại đậu, đậu nành, sữa và các sản phẩm từ sữa, quả hạch và hạt. Những người không ăn chay có thể bao gồm tất cả những thứ này cùng với thịt nạc như trứng, thịt gà và cá trong chế độ ăn uống của họ.
5.2. Bổ sung chất béo lành mạnh
Hạn chế ăn quá nhiều chất béo và chọn các phương pháp nấu ăn ít hoặc không sử dụng chất béo, chẳng hạn như hấp, nướng hoặc áp chảo thay vì chiên. Chọn các thực phẩm có chứa nguồn chất béo không bão hòa mà vẫn lành mạnh như cá và các loại hạt.
Để hạn chế chất béo bão hòa, hãy cắt giảm chất béo dư thừa từ thịt và các laoji gia cầm và chọn loại không có da. Giảm lượng thức ăn như thịt đỏ và mỡ, bơ và các sản phẩm từ sữa nguyên chất béo, dầu cọ và mỡ lợn. Cần tránh tiêu thụ chất béo chuyển hóa trong bữa ăn của bạn càng nhiều càng tốt.
5.3.Ăn nhiều trái cây và rau quả
Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có trong các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc giúp tăng tốc độ phục hồi. Cố gắng bao gồm ít nhất 5-6 phần trái cây và rau quả trong bữa ăn hàng ngày của bạn. Bạn có thể thêm trái cây vào sữa lắc hoặc sinh tố và ăn các loại rau theo mùa ở dạng nấu chín, áp chảo, hấp hoặc luộc.
Trên đây là những thông tin khi bị covid nên làm gì cho nhanh khỏi tại nhà mà bạn cần biết , mọi thông tin chi tiết xin liên hệ : https://ungthuphoi.com.vn/